Thai trứng (chửa trứng) và cách phòng tránh các mẹ cần biết

Mang thai trứng hay còn gọi là chửa trứng là tình trạng thai nghén bất thường, và dần thành nỗi ám ảnh, lo sợ của biết bao chị em phụ nữ Việt. Mang thai trứng có thể dẫn tới tử vong nếu không được phát hiện và chưa trị kịp thời. Vậy mang thai trứng (chửa trứng) do đâu, điều trị thế nào, mời bạn đọc cùng tham khảo bài viết dưới đây. 

Thai trứng (chửa trứng) là gì?

Thai trứng là tình trạng một phần hay toàn bộ bánh rau bị thoái hóa thành các túi chứa dịch to, nhỏ và dính vào nhau thành chùm như chùm nho, chúng phát triển lớn dần chiếm toàn bộ diện tích buồng tử cung. Do bị chèn ép nên phôi thai không thể phát triển, tuy nhiên gai rau vẫn được cung cấp các dưỡng chất từ máu của người mẹ nên vẫn hoạt động và phát triển.

Thai trứng xảy ra khi trứng được thụ tinh và phát triển một cách bất thường, gây ra các triệu chứng giống như mang thai thông thường nhưng thực tế lại không phải. Bệnh có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm, thậm chí là tử vong nếu không phát hiện, có phương chữa trị kịp thời.

Thai trứng (chửa trứng)

Triệu chứng thường gặp ở thai trứng (chửa trứng)

  • Chảy máu âm đạo, màu có màu đỏ tươi hoặc nâu đậm.
  • Mệt mỏi, đau đầu.
  • Nghén nặng như buồn nôn, nôn khan.
  • Bụng to nhanh, tử cung lớn hơn so với độ tuổi của thai.
  • Nặng vùng bụng dưới.
  • Lo lắng, bồn chồn, tim đập nhanh, nhịp tim không đều.

Có thể bạn không gặp phải những triệu chứng được liệt kê trên đây. Tuy nhiên nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu nào bất thường, nghi ngờ chửa trứng thì hãy liên hệ với bác sĩ ngay TẠI ĐÂY để được tư vấn, có biện pháp can thiệp kịp thời.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Chị em nên đến gặp bác sĩ ngay nếu gặp phải trường hợp sau đây:

  • Huyết áp cao
  • Tử cung to bất thường so với tuổi thai
  • Xuất hiện protein trong nước tiểu sau tuần thứ 20 của thai kỳ.
  • U nang buồng trứng
  • Thiếu máu
  • Thường xuyên có cảm giác lo lắng, mệt mỏi, người đổ mồ hôi, nóng,…

Nguyên nhân gây ra tình trạng thai trứng (chửa trứng) 

Nguyên nhân dẫn  tới tình trạng thai trứng đó là trứng được thụ tinh bất thường sau đó phát triển thành những túi dịch dạng chùm như trứng ếch thay vì phát triển thành một bào thai như bình thường. Thai trứng được chia thành 2 loại đó là:

Thai trứng toàn phần:

Thai trứng toàn phần được hiểu là sự kết hợp giữa một trứng không chứa các thông tin di truyền và một tinh trùng bình thường. Do không có hệ thống di truyền nên chúng không thể phát triển thành một thai nhi mà thay vào đó là phát triển thành thai trứng.

Thai trứng (chửa trứng)

Thai trứng bán toàn phần:

Thai trứng bán toàn phần xảy ra khi một trứng được thụ tinh bởi hai tinh trùng, mặc dù chứa thông tin di truyền từ bố và mẹ nhưng hợp tử này không bình thường.

Những ai có nguy cơ mắc phải thai trứng (chửa trứng)

Bác sĩ cho biết, nữ giới độ tuổi teen và đang trong giai đoạn mãn kinh là đối tượng có nguy cơ mắc phải thai trứng cao nhất.

Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc thai trứng (chửa trứng)

+ Độ tuổi: Nữ giới có nguy cơ bị thai trứng khi mang thai ở độ tuổi trước 20 và sau 35.

+ Đã từng mang thai trứng: Nếu trước đây bạn từng mang thai trứng thì rất có khả năng bạn sẽ bị tái phát mang thai trứng ở lần thụ thai tiếp theo. 

+ Thiếu vitamin A: Nữ giới không được cung cấp đủ dưỡng chất, vitamin A sẽ có nguy cơ bị thai trứng rất cao. Ngoài ra người đã từng bị sẩy thai cũng có thể bị mang thai trứng (chửa trứng).

Điều trị hiệu quả

Những thông tin cung cấp dưới đây không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Vì thế để bảo vệ sức khỏe hãy luôn tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.

Những kỹ thuật y tế dùng để chẩn đoán tình trạng thai trứng (chửa trứng)

Bạn sẽ được bác sĩ xác nhận thai trứng bằng cách:

  • Khám âm đạo và bụng dưới
  • Xét nghiệm máu để tìm ra nội tiết tố thai kỳ.
  • Siêu âm qua âm đạo hay bụng
Thai trứng (chửa trứng)

Phương pháp điều trị thai trứng (chửa trứng)

+ Nạo hút thai trứng: Đầu tiên, bạn sẽ được khám lâm sàng, xét nghiệm cũng như kiểm tra tình trạng sức khỏe cá nhân. Để tống xuất toàn bộ thai trứng ra bên ngoài, các bác sĩ sẽ dùng dụng cụ y tế cần thiết mở rộng cổ tử cung, sau đó sử dụng ống hút thai chân không để lấy thai trứng ra ngoài. 

+ Phẫu thuật cắt tử cung dự phòng: Trường hợp mô thai xâm lấn quá sâu làm thủng tử cung, phụ nữ không muốn sinh thêm con sẽ được bác sĩ chuyên khoa chỉ định cắt tử cung hoàn toàn để lại hai buồng trứng.

+ Điều trị hóa chất: Phương pháp này được áp dụng khi bệnh thai trứng đã biến chứng, chuyển sang giai đoạn ung thư nguyên bào nuôi.

Sau khi thực hiện thực hiện các phương pháp điều trị thai trứng, bạn quay trở lại cơ sở y tế tái khám theo sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, nhằm xác định thai trứng (chửa trứng) đã được loại bỏ hoàn toàn hay chưa.