Nhau bám thấp có nguy hiểm không là thắc mắc của rất nhiều chị em phụ nữ. Để giải đáp thắc mắc này, bạn hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây của chúng tôi.
Trong quá trình mang thai, nhau thai có vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của thai nhi. Đối với nhau thai bình thường, chúng sẽ bám ở đáy tử cung. Trường hợp nhau bám thấp, bánh nhau chỉ bám gần lỗ của cổ tử cung, một số trường hợp nhau thai bám ở rìa, một phần hoặc toàn phần ở cổ tử cung.
Nếu nhau thai bám thấp dưới tuần 20 thì mẹ bầu không cần quá lo lắng. Bởi, giai đoạn này thai nhi chưa phát triển và đoạn phía dưới tử cung vẫn chưa hình thành nên bánh nhau sẽ bám tại vị trí đó.
Khi thai ngoài tuần 20, thai bắt đầu lớn hơn, đoạn dưới được hình thành và bắt đầu kéo dài phần cơ ở cổ tử cung ra. Do đó, những kết quả siêu âm trước đó có thể sẽ được thay đổi do bánh nhau đã được đẩy lên cao trên vùng tử cung.
Nhau bám thấp có nguy hiểm không?
Nhau bám thấp được xem là một trong những dạng của nhau tiền đạo. Bởi, lúc này nhau không bám ở đáy tử cung nên bánh nhau không giãn đồng bộ và sẽ xảy ra tình trạng bóc tách ra khỏi niêm mạc tử cung.
Khi bị nhau bám thấp, thai bị sẽ có biểu hiện chảy máu âm đạo, nếu máu chảy ra quá nhiều, kéo dài trong khoảng thời gian dài, thai phụ có thể bị mất máu và dẫn tới tử vong nếu không được phát hiện và có biện pháp can thiệp kịp thời.
Do đó, bạn có thể thấy rằng khi gặp phải tình trạng này, thai phụ sẽ phải đối mặt với tình trạng xuất huyết âm đạo. Bên cạnh đó, nhau thai bám thấp cũng sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi, thậm chí mẹ có thể bị sinh non hoặc phải tiến hành mổ để lấy em bé ra ngoài.
Đặc biệt, những em bé sinh non do nhau bám thấp, sẽ dễ mắc phải hội chứng suy hô hấp ở trẻ sơ sinh. Do đó, mẹ nên đi thăm khám thai thường xuyên để được bác sĩ tư vấn, có biện pháp xử lý kịp thời nếu có trường hợp xấu xảy ra.
Nhau bám thấp do đâu?
Hiện nay vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính xác gây nên tình trạng nhau bám thấp ở phụ nữ mang thai. Có nhiều ý kiến cho rằng, tử cung dị dạng, nữ giới có tiền sử nạo hút thai không an toàn sẽ có nguy cơ bị nhau bám thấp khi mang thai cao hơn so với những người bình thường.
Tuy nhiên, cũng có một số ý kiến cho rằng, nhau bám thấp do chế độ ăn uống hàng ngày của bà bầu không đủ dưỡng chất, khiến nhay bị trải rộng trên một diện tích rộng, nhằm bù trừ tình trạng thiếu hụt và tràn xuống dưới của tử cung.
Bởi, đây là hiện tượng bánh nhau nằm sát trong lỗ của tử cung, vì thế nó sẽ rất dễ bị bóc tách ra khỏi niêm mạc tử cung, gây ra tình trạng chảy máu âm đạo. Do vậy, nhau bám thấp được nhận xét là một dạng nhẹn của nhau tiền đạo ở giai đoạn nhẹ.
Nhau bám thấp phải làm sao?
Sau khi thăm khám được chẩn đoán nhau bám thấp, chị em cần đặc biệt lưu ý về chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi hợp lý để đảm bảo cho cả mẹ và con.
Mẹ cần cân đối 4 thành phần dinh dưỡng đó là: chất đạm, tinh bột, chất béo và vitamin. Những thành phần trên được chứng minh có nhiều trong rau, củ quả. Trong đó, mẹ cần bổ sung chất đạm nhiều hơn để thai nhi có thể phát triển toàn diện.
Ngoài ra, các nghiên cứu chỉ ra rằng, tôm, cua, chứa nhiều canxi và chất đạm. Vì thế, bạn hãy bổ sung các loại thực phẩm này thực đơn này, hoặc kết hợp chúng với một số loại thực phẩm như: thịt bò, trứng,…
Mẹ nên hạn chế vận động, giữ tinh thần thoải mái, lạc quan, vui vẻ, kiêng quan hệ tình dục, hạn chế vận động và đi xe máy. Mẹ cũng cần đi khám thai thường xuyên, và đừng quên tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Để đảm bảo an toàn, khi bị nhau bám thấp mẹ nên sinh mổ thay vì sinh thường.
Đối với những trường hợp, thai phụ bị chảy máu bất thường, thường xuyên đau bụng dưới, thì mẹ nên nhanh chóng tới cơ sở Y tế chuyên khoa thăm khám để được các bác sĩ tư vấn, chẩn đoán cũng như có phương pháp xử lý kịp thời nhằm đảm bảo sức khỏe của cả mẹ lẫn thai nhi.