Rằm tháng 8 (âm lịch) cận kề, bánh trung thu lại trở thành món ăn quen thuộc đối với nhiều gia đình. Mặc dù bánh trung thu rất ngon thế nhưng bạn không nên ăn quá nhiều để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe. Dưới đây là một số lưu ý khi ăn bánh trung thu mà bạn cần nắm rõ.
Nên ăn bánh trung thu vào ban ngày
Điều đầu tiên bạn cần lưu ý khi ăn bánh trung thu đó là nên ăn vào ban ngày thay vì ban đêm. Thời điểm tốt nhất để ăn bánh trung thu là buổi sáng hoặc buổi trưa, bạn nên ăn ít hoặc cố gắng không ăn vào buổi tối, đặc biệt là đối với những người cao tuổi.
Bởi, bánh trung thu có hàm lượng đường, calo cao cùng một số thành phần có thể gây đông máu, huyết khối cũng như nhiều bệnh tim mạch khác.
Không ăn bánh trung thu với cháo
Bánh trung thu và cháo đều là những thực phẩm có chỉ số đường huyết cao có khả năng làm tăng lượng đường trong máu nhanh. Do đó khi kết hợp 2 món ăn này lại với nhau nó sẽ khiến đường huyết trong cơ thể tăng cao và nhanh. Điều này không những gây khó chịu cho bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến tế bào não của con người, làm giảm huyết hóa chất béo.
Bánh trung thu phải còn tươi, không bảo quản lâu
Do bánh trung thu chứa nhiều chất béo nên nếu bạn bảo quản trong thời gian quá lâu nó sẽ khiến nhân bánh bị biến chất. Bánh trung thu nên ăn ngay sau khi mua về hoặc bảo quản đúng cách trong một khoảng thời gian nhất định để tránh bánh bị hư hỏng.
Người có thân nhiệt cao không nên ăn nhiều
Một trong những lưu ý khi ăn bánh trung thu đó là người có thân nhiệt cao không nên ăn quá nhiều bánh trung thu. Bởi nó gây ra tình trạng khó tiêu, đồng thời có thể dẫn tới tình trạng nội hỏa tăng cao, gây nổi mụn, táo bón, sưng lợi cùng nhiều triệu chứng khó chịu khác.
Nên ăn mặn trước ăn ngọt
Nếu như trước đây bánh trung thu chỉ có 1 vị duy nhất là nhân truyền thuống thì giờ đây bánh đã được sản xuất với nhiều hương vị khác nhau. Nếu bạn đang có trong tay hai hương vị tránh trung thu là ngọt và mặn thì bạn nên ăn bánh trung thu theo thứ tự mặn xong đến ngọt để thưởng thức vị ngon của bánh một cách trọn vẹn.
Nếu bạn ăn lẫn lộn hay ăn bánh ngọt trước bánh mặn sau bạn sẽ không thể cảm nhận được vị ngon đặc trưng trong từng vị bánh.
Không ăn quá nhiều bánh trung thu
Lưu ý khi ăn bánh trung thu đó là không ăn quá nhiều bánh trung thu. Như bạn cũng biết, trong bánh trung thu chứa rất nhiều chất béo, đường sucrose và tinh bột, do đó việc ăn quá nhiều sẽ sinh ra cảm giác ngán, béo ngậy. Đồng thời điều này cũng dễ dẫn tới tình trạng đầy bụng, khó tiêu, chán ăn, tăng hàm lượng đường huyết trong cơ thể và nhiều vấn đề khác.
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên người già, trẻ em không nên ăn quá nhiều bánh trung thu nếu không sẽ gây đau bụng, tiêu chảy hay nôn mửa.
Những ai cần “kiêng dè” với bánh trung thu
Bánh trung thu tuy rằng rất thơm ngon, giàu dinh dưỡng nhưng một số người như: người mắc bệnh đái tháo đường, bệnh tim mạch, người thừa cân béo phì,… cần phải hạn chế ăn bánh trung thu.
Với nhóm đối tượng này nếu như muốn ăn bánh trung thu cần lựa chọn cho mình các sản phẩm phù hợp với người đái tháo đường, người cần ăn kiêng.
Những loại bánh trung thu “đặc biệt” này được sản xuất với kích cỡ nhỏ và sử dụng đường ăn kiêng nên chỉ số đường cùng năng lượng thấp. Người có lượng đường trong máu cao vẫn có thể thưởng thức hương vị của bánh trung thu, ăn một lượng vừa đủ, hạn chế như vậy sẽ không lo ngại tăng đường huyết.
Những đối tượng trên không cần phải tuyệt đối tránh xa, kiêng hoàn toàn bánh trung thu nhưng bạn cần phải lựa chọn thật cẩn thận trước khi sử dụng, tránh ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.
Trên đây là những lưu ý khi ăn bánh trung thu mà bạn cần biết. Nếu thấy bài viết hữu ích hãy chia sẻ ngay để người thân của bạn biết tới nhé!