Là khu vực nhạy cảm nhất trên cơ thể nữ giới, vùng kín của chị em sẽ có nguy cơ cao mắc phải nhiều bệnh lý khác nhau. Vậy những bệnh vùng kín nữ giới thường gặp là gì? Có nguy hiểm hay không và làm sao để điều trị? Tất cả những thông tin này sẽ được giới thiệu chi tiết trong nội dung bài viết dưới đây.
Bệnh vùng kín nữ là gì?
Bệnh vùng kín nữ là tên gọi chung của những bệnh xảy ra tại vùng kín của chị em. Hiểu một cách rộng hơn thì bệnh vùng kín bao gồm những bệnh phụ khoa, bệnh ở cơ quan sinh sản (cả bên ngoài và bên trong).
Đây đều là những bệnh lý gây ảnh hưởng trực tiếp tới sinh hoạt và sức khỏe sinh sản. Và do xảy ra tại vùng kín nên đa số chị em vì e ngại mà không thăm khám sớm khi xuất hiện các triệu chứng của bệnh.
Nguyên nhân gây bệnh vùng kín nữ
Theo chia sẻ của các chuyên gia y tế, những bệnh vùng kín mà chị em phụ nữ gặp phải xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Cụ thể là
Vệ sinh vùng kín không sạch sẽ
Vệ sinh vùng kín không sạch sẽ là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn tới các bệnh lý vùng kín ở nữ giới. Bởi đây là khu vực nhạy cảm, có sự tồn tại song song của các loại vi khuẩn có lợi và có hại. Nếu không chú ý vệ sinh sẽ rất dễ dẫn tới viêm nhiễm.
Lúc này chị em sẽ thấy ngứa vùng kín, ngứa hai bên mép ngoài vùng kín hay khí hư ra nhiều bất thường.
Quan hệ tình dục không lành mạnh
Một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh vùng kín cho nữ giới chính là quan hệ tình dục không lành mạnh. Theo đó, quan hệ với nhiều bạn tình, quan hệ không dùng biện pháp bảo vệ đều có thể là nguyên nhân gây bệnh.
Các tác nhân gây bệnh có thể lây nhiễm từ nam giới. Hoặc quan hệ thô bạo làm vùng kín tổn thương cũng sẽ tạo điều kiện để tác nhân gây bệnh như Chlamydia, trùng roi, vi khuẩn, nấm…xâm nhập và phát triển.
Nạo phá thai
Nữ giới đã nạo phá thai hay đã từng thực hiện các thủ thuật tại vùng kín cũng sẽ có nguy cơ mắc bệnh phụ khoa. Điều này là do quá trình làm thủ thuật sử dụng thiết bị y tế lạc hậu, không đảm bảo vô khuẩn, vô trùng, bác sĩ có tay nghề kém…
Bên cạnh đó, việc kiêng khem, vệ sinh bộ phận sinh dục sau thủ thuật không được chú ý thực hiện đúng cũng là điều kiện lý tưởng để nấm, vi khuẩn sinh sôi và gây bệnh.
Ăn uống, sinh hoạt không khoa học
Đây cũng là một trong những nguyên nhân góp phần gây ra các bệnh vùng kín thường gặp ở nữ giới. Tuy nhiên không nhiều chị em chú ý tới điều này.
Cụ thể, việc ăn uống, sinh hoạt không khoa học sẽ dẫn tới tình trạng mất cân bằng môi trường vùng kín, tăng nguy cơ viêm nhiễm, thay đổi nội tiết tố và làm rối loạn kinh nguyệt.
Những bệnh vùng kín nữ giới thường gặp
Nếu vùng kín của chị em đang có các dấu hiệu bất thường xuất hiện, đó có thể là do một trong những bệnh vùng kín sau:
Viêm âm đạo
Là bệnh vùng kín phổ biến nhất ở nữ giới. Viêm âm đạo có thể xuất phát từ việc xâm nhập, tấn công của vi khuẩn, tạp khuẩn, nấm hay trùng roi…Các biểu hiện cụ thể của viêm âm đạo gồm:
- Khí hư màu vàng, màu xanh ra nhiều bất thường (viêm âm đạo do vi khuẩn), khí hư màu trắng đục có mùi hôi tanh (nấm âm đạo).
- Xuất hiện các nốt mụn đỏ ở môi lớn, môi bé.
- Đau rát vùng kín khi quan hệ.
- Ngứa bên ngoài âm đạo.
Viêm âm đạo được điều trị chủ yếu bằng phương pháp nội khoa. Tùy vào từng tác nhân gây bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc đặt phù hợp.
Viêm lộ tuyến cổ tử cung
Lộ tuyến cổ tử cung thực chất là những tổn thương lành tính. Tuy nhiên do vùng kín liên tục tiết khí hư cùng sự tăng sinh quá mức của các tế bào tuyến sẽ dẫn tới viêm nhiễm.
Viêm lộ tuyến cổ tử cung có các biểu hiện rõ rệt như:
- Khí hư ra nhiều bất thường, loãng và có mùi tanh hôi.
- Âm hộ đau nhức.
- Tiểu buốt, tiểu rắt.
- Đau bụng dưới.
- Bề mặt cổ tử cung lở loét, viêm nhiễm (thấy khi soi cổ tử cung).
Viêm lộ tuyến cổ tử cung hiện được điều trị bằng nội hoặc ngoại khoa tùy vào tình trạng bệnh. Với phương pháp ngoại khoa, bác sĩ sẽ chỉ định đốt điện, đốt laser hay áp lạnh để diệt tuyến.
Viêm cổ tử cung
Viêm cổ tử cung là tình trạng viêm nhiễm do nấm, vi khuẩn…gây ra. Đây là bệnh lý nguy hiểm, có ảnh hưởng trực tiếp tới sự sống và khả năng di chuyển của tinh trùng khi xâm nhập vào bên trong.
Chị em có thể nghĩ tới viêm cổ tử cung khi xuất hiện các triệu chứng sau:
- Ra nhiều khí hư màu vàng, màu xám, có lẫn mủ.
- Đau âm đạo.
- Xuyết huyết âm đạo khi giao hợp.
Bệnh nên sớm được điều trị để tránh các biến chứng nguy hiểm như dính tử cung, viêm tắc vòi trứng…Tại cơ sở y tế, bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc phù hợp hoặc các phương pháp đốt điện, đốt nito lỏng, đốt laser để phá hủy và tái tạo các mô tổn thương.
U nang buồng trứng
Một trong những bệnh vùng kín mà chị em nên biết và quan tâm chính là u nang buồng trứng. Đây thực chất là sự xuất hiện của một hoặc nhiều nang dịch tại bên trong buồng trứng.
U nang buồng trứng thường là lành tính nhưng chúng có thể gây cản trở sự phóng noãn, ảnh hưởng tới khả năng mang thai. Bệnh có các triệu chứng nhận biết sau:
- Đau nhiều ở vùng chậu, thắt lưng.
- Đau tức bụng dưới.
- Buồn nôn.
- Đau khi tiểu tiện, khi quan hệ tình dục.
- Kinh nguyệt bất thường.
- Tăng cân không rõ lý do.
Để điều trị u nang buồng trứng, trước tiên cần xác định đó là u nang cơ năng hay thực thể. Nếu là cơ năng, khối u có thể mất đi sau từ 3-6 vòng kinh. Còn với u nang thực thể, bác sĩ sẽ tiến hành mổ để bóc tách, cắt bỏ khối u.
U xơ tử cung
Ngày càng có nhiều hơn nữ giới bị u xơ tử cung – căn bệnh vùng kín làm xuất hiện các cục cứng ở vùng bụng dưới. Bên cạnh đó, bệnh còn có một số dấu hiệu khác như:
- Âm đạo xuất huyết bất thường.
- Người bệnh xanh xao, hay mệt mỏi.
- Vùng bụng dưới đau âm ỉ.
- Khí hư ra nhiều, loãng như nước.
- Thường xuyên có cảm giác buồn tiểu.
- Đau đớn khi quan hệ tình dục.
Tuy không gây nguy hiểm tới tính mạng, nhưng u xơ tử cung lại là nguyên nhân khiến khả năng sinh sản của nữ giới bị suy giảm. Phụ nữ bị u xơ tử cung khó thụ thai, dễ sảy thai và có nguy cơ cao bị vô sinh, hiếm muộn.
Xem thêm:
- [Giáp Đáp] Bệnh thường gặp ở vùng kín khi mang thai
- Viêm bao quy đầu là bệnh như thế nào
- [Bác sĩ Giải Đáp] Dương vật có mùi hôi là bị bệnh gì
- [Bật Mí] Viêm bao quy đầu và cách chữa hiệu quả nhất
- [Sự Thật] Ngứa dương vật sau khi quan hệ là bị làm sao ?
Lời khuyên của bác sĩ
Bất cứ chị em nào trong độ tuổi sinh sản cũng có thể gặp phải những bệnh vùng kín vừa đề cập. Do đó, để phòng ngừa nguy cơ, chị em nên chú ý tới việc vệ sinh vùng kín, quan hệ tình dục an toàn và duy trì nếp sống khoa học, điều độ.
Bên cạnh đó, để tầm soát và sớm phát hiện các bệnh vùng kín, nữ giới nên thăm khám phụ khoa định kỳ 6 tháng/ lần. Trường hợp đã xuất hiện các dấu hiệu nghi ngờ như đau bụng dưới, vùng kín ngứa ngáy, khí hư ra nhiều bất thường…hãy nên đi khám càng sớm càng tốt.
Bởi thực tế, các bệnh vùng kín có biểu hiện khá giống nhau, không dễ để chị em tự nhận biết. Việc tự ý mua thuốc hay áp dụng các biện pháp dân gian tại nhà có thể gây biến chứng, khó điều trị về sau.
Tin rằng với nội dung chia sẻ trong bài viết trên đã giúp chị em có thêm thông tin về những bệnh vùng kín nữ giới thường gặp. Từ đó, dễ dàng phòng tránh, nhận biết kịp thời để quá trình điều trị đạt được nhiều hiệu quả hơn.
Chúc chị em luôn khỏe mạnh!