Áp xe là tình trạng da bị nhiễm trùng và hình thành mủ. Áp xe có thể xuất hiện ở nhiều vị trí trên cơ thể trong đó có cả vùng kín. Áp xe vùng kín thường do tuyến Bartholin bị tắc nghẽn do nhiễm khuẩn và tạo thành ổ áp xe Bartholin. Vậy nguyên nhân nào gây áp xe vùng kín và cách điều trị như thế nào?
Đáp án cho câu hỏi trên cũng là phần giải đáp cho câu hỏi mà chị Nguyễn Minh H (28 tuổi, Hà Nội) gửi đến phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội.
“Chào bác sĩ, gần đây em thấy hai bên âm đạo mọc một cục gì đó, sờ vào thấy đau. Em không biết đây là mụn hay bệnh phụ khoa nào, có nguy hiểm không? Em rất lo lắng và mong nhận được câu trả lời của bác sĩ ạ.
Sau đây là trả lời của bác sĩ Phạm Thị Minh Dương – là bác sĩ CKII Y học cổ truyền cho câu hỏi này, mời bạn đọc cùng theo dõi.
Chào bạn Nguyễn Minh H!
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội. Về câu hỏi của bạn, tôi xin được trả lời như sau:
Dựa trên những gì bạn mô tả thì khả năng cao bạn đã bị áp xe vùng kín. Cụ thể là áp xe tuyến Bartholin.
Tuyến bartholin ở âm đạo có nhiệm vụ tiết chất nhờn để bôi trơn âm đạo khi quan hệ tình dục. Chất nhày đi ra ngoài theo qua ống dẫn ở nội mạc âm đạo. Khi tuyến này bị tắc nghẽn sẽ hình thành u nang tuyến bartholin và tiếp tục phát triển thành ổ áp xe.
Nguyên nhân bệnh áp xe vùng kín
Khi tuyến bartholin bị tắc nghẽn, các chất dịch bị tcsih tụ lại làm cho tuyến bartholin sưng lên tạo thành khối u. Nếu khối u này không được xử lý kịp thời sẽ hình thành ổ áp xe.
Vì vậy những nguyên nhân khiến tuyến bartholin bị tắc cũng là nguyên nhân hình thành áp xe vùng kín, bao gồm:
• Vi khuẩn E.Coli
• Mắc bệnh lậu
• Nhiễm vi khuẩn chlamydia
Trong đó lậu và chamydia là những bệnh nguy hiểm lây qua đường tình dục. Vì vậy nếu xuất phát từ những nguyên nhân này, bạn còn có nguy cơ mắc các bệnh lý tình dục khác.
Xem thêm:
- Vùng kín có mùi hôi và ngứa là bị bệnh gì ?
- Bệnh nấm vùng kín có nguy hiểm không?
- Những bệnh vùng kín ở nam giới thường gặp
- [Giải Đáp] Những bệnh vùng kín nữ giới thường gặp
Triệu chứng của bệnh áp xe vùng kín
Khi bị áp xe tuyến bartholin hay áp xe vùng kín, người bệnh có những biểu hiện như sau:
• Xuất hiện cục cứng ở hai bên thành âm đạo: do tuyến bartholin sưng lên và hình thành khối u cứng. Khối u này không gây cảm giác đau nhức. Chỉ khi chuyển biến sang ổ áp xe với kích thước khoảng 1cm thì sẽ gây đau.
• Khu vực âm hộ, âm đạo sưng lên, da đỏ, ấn vào thấy mềm chính là có khối mủ bên trong.
• Người bệnh luôn có cảm giác vướng cộm vùng kín, có cảm giác đau khi ngồi
• Nếu nguyên nhân gây áp xe vùng kín do vi khuẩn gây bệnh qua đường tình dục thì làm cho âm đạo tiết nhiều khí hư hơn.
• Đau nhức khi quan hệ tình dục
• Giảm ham muốn và khoái cảm khi quan hệ
• Áp xe còn có thể khiến người bệnh bị sốt cao, người mệt mỏi, suy nhược
Những biểu hiện của bệnh áp xe vùng kín ở giai đoạn đầu cũng tương tự như các bệnh viêm nhiễm phụ khoa hoặc bệnh xã hội. Vì vậy người bệnh đôi khi chủ quan không điều trị sớm làm ổ áp xe càng sâu. Ổ áp xe càng sâu càng gây nguy hiểm nhất là có thể dẫn đến nhiễm trùng máu. Vì vậy khi nghi ngờ các biểu hiện của bệnh bạn nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa để điều trị.
Chẩn đoán bệnh áp xe vùng kín
Nếu không phải bác sĩ có kinh nghiệm sẽ khó phát hiện ổ áp xe ở tuyến bartholing. Vì vậy điều cần thiết là bạn phải đến cơ sở y tế có bác sĩ chuyên khoa.
Tại đây các bác sĩ sẽ thực hiện các bước thăm khám cần thiết để xác định bệnh:
• Khám lâm sàng: Bác sĩ sẽ quan sát toàn bộ vùng kín để tổng hợp các triệu chứng bất thường. Đồng thời bác sĩ sẽ hỏi thăm về lịch sử bệnh lý cũng như quan hệ tình dục để có cơ sở chẩn đoán bệnh. Bạn nên trả lời trung thực những câu hỏi này giúp bác sĩ kiểm tra được chính xác nhất.
• Khám phụ khoa: Tiếp theo bác sĩ sẽ tiến hadnh kiểm tra ổ áp xe. Mủ bên trong ổ áp xe được trích ra đem đi xét nghiệm và phân tích.
• Đối với trường hợp nghi hình thành ung thư thì sẽ được được thực hiện các xét nghiệm cần thiết khác.
Điều trị áp xe vùng kín như thế nào?
Áp xe vùng kín rất dễ tái phát nếu để phát triển viêm nhiễm nặng và không điều trị triệt để. Vì vậy người bệnh nên tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ. Tùy tình trạng áp xe vùng kín nặng hay nhẹ mà áp dụng các biện pháp điều trị thích hợp.
Đối với viêm nhiễm nhẹ
Nếu vùng kín chỉ bị sưng nhẹ và xuất hiện các u nang thì việc điều trị không quá phức tạp. Chườm gạc ấm lên vùng bị sưng có thể làm giảm bớt sự tắc nghẽn của các tuyến bartholin. Sau đó người bệnh được dùng thuốc kháng sinh giảm đau và kháng viêm.
Một số thuốc giảm đau không cần đơn thường được dùng là ibuprofen giúp bạn giảm đau và tan các u nang.
Bên cạnh đó thì bạn cũng cần chú ý đến vệ sinh vùng kín sạch sẽ để tránh bị nhiễm trùng. Nếu tuân thủ đúng hướng dẫn điều trị thì sẽ nhanh chóng khỏi bệnh.
Đối với viêm nhiễm nặng đã hình thành áp xe
Khi khối u nang tuyến bartholin đã hình thành áp xe thì phải loại bỏ mủ bằng ống thông dẫn lưu. Để tiến hành bác sĩ sẽ bóc u tuyến bartholin, thông tuyến tắc và loại ổ mủ và phẫn viêm nhiễm.
Sau khi tiến hành thủ thuật, người bệnh được vệ sinh lại cẩn thận và uống kháng sinh vài ngày để phòng chống viêm nhiễm.
Nếu điều trị đúng kỹ thuật, bệnh rất ít có nguy cơ tái phát. Những trường hợp nhiễm vi khuẩn gây bệnh xã hội thì có nguy cơ tai phát cao hơn khoảng 20%.
Trong những trường hợp cần thiết, bác sĩ có thể cân nhắc cắt bỏ hoàn toàn tuyến ống bartholin. Nếu ổ áp xe chuyển biến thành ung thư thì sẽ được phẫu thuật kết hợp xạ trị.
Cách phòng bệnh áp xe vùng kín
Để ngăn ngừa tuyến bartholin bị nhiễm trùng gây áp xe vùng kín, hãy thực hiện các biện pháp sau:
• Vệ sinh vùng kín hàng ngày, sạch sẽ
• Không quan hệ tình dục bừa bãi
• Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục
Bệnh áp xe vùng kín khiến người bệnh gặp nhiều bất tiện, đau đớn. Việc điều trị bắt buộc phải do bác sĩ chuyên khoa tiến hành. Vì vậy nếu nghi ngờ những biểu hiện của bệnh, bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn điều trị.
Hy vọng những nội dung này đã giải đáp phần nào thắc mắc cho bạn Nguyễn M.H!