Viêm nhiễm phụ khoa khi mang thai khiến nhiều chị em lo lắng điều này có thể ảnh hưởng đến thai nhi. Thực tế có khá nhiều bà bầu bị viêm phụ khoa. Vậy viêm phụ khoa khi mang thai có nguy hiểm không và điều trị như thế nào?
Đây là thắc mắc của nhiều chị em mang thai gửi đến phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội. Chúng tôi xin được trích ra câu hỏi của Chị Nguyễn L.P (27 tuổi, Hà Nội)
Chào các bác sĩ! Em năm nay 27 tuổi, đang có bầu 5 tháng. Mấy ngày gần đây vùng kín bị ngứa và sưng đỏ, đồng thời dịch âm đạo hôi hơn bình thường. Em lo lắng quá, không biết đây có phải bệnh gì nguy hiểm nhất là em lại đang mang thai nữa. Em nên làm gì bây giờ ạ? Mong các bác sĩ giải đáp giúp ạ. Em xin chân thành cảm ơn.
Sau đây là trả lời của bác sĩ Phạm Thị Minh Dương – là bác sĩ CKII Y học cổ truyền về vấn đề này, mời chị Nguyễn L.P và độc giả cùng theo dõi.
Chào bạn Nguyễn L.P!
Cảm ơn bạn đã gửi thắc mắc về phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội. Về câu hỏi của bạn, tôi xin được trả lời như sau:
Thời kỳ mang thai, nội tiết tố biến đổi mạnh mẽ khiến phụ nữ dễ bị mắc các bệnh viêm nhiễm phụ khoa. Khi dịch âm đạo ra nhiều hơn khiến vi khuẩn và nấm sinh sinh sôi và phát triển mạnh mẽ. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu rõ hơn về viêm phụ khoa vùng kín trong nội dung dưới đây.
Viêm nhiễm phụ khoa khi mang thai
Bất cứ chị em nào cũng có nguy cơ mắc các bệnh viêm nhiễm phụ khoa, kể cả khi mang thai. Thực tế, đây còn là giai đoạn chị em dễ mắc bệnh hơn.
Khi mang thai hormone estrogen tăng lên làm cho âm đạo tiết dịch nhiều hơn. Đồng thời cổ tử cung cũng mở rộng hơn khiến các loại vi khuẩn dễ xâm nhập và gây bệnh.
Do đó, trong giai đoạn này, bạn cần đặc biệt chú ý việc vệ sinh vùng kín để đảm hạn chế tối đa nguy cơ viêm nhiễm.
Dấu hiệu viêm nhiễm phụ khoa khi mang thai
Nếu vùng kín có những biểu hiện dưới đây nghĩa là bạn đã mắc bệnh phụ khoa:
• Âm đạo ngứa rát, sưng tấy
• Khí hư ra nhiều, luôn có cảm giác vùng kín ẩm ướt
• Khí hư có màu lạ, có mùi hôi
• Âm đạo tấy đỏ, đau nhức
• Chảy máu hoặc đau khi quan hệ tình dục
Các bệnh viêm nhiễm phụ khoa thường gặp khi mang thai
Viêm âm đạo là bệnh phổ biến nhất mà chị em mắc phải trong thai kỳ. Các tác nhân gây bệnh có thể là nấm candida, vi khuẩn hoặc lậu cầu khuẩn.
Viêm âm đạo khi mang thai do nấm Candida
Nấm candida là tác nhân phổ biến đầu tiên gây viêm âm đạo. Loại nấm này vốn tồn tại trong vùng kín của phụ nữ nhưng không gây hại gì. Chỉ khi chúng bùng phát về số lượng mới gây ra nhiễm trùng hay còn gọi là nhiễm nấm.
Nguyên nhân chủ yếu là khi mang thai, môi trường âm đạo mất độ cân bằng dẫn đến nấm phát triển mạnh mẽ. Viêm âm đạo do nấm rất dễ tái phát nếu không được điều trị triệt để.
Bệnh ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi khiến trẻ bị viêm phổi, miễn dịch kém và có nguy cơ sinh non. Sau khi sinh, nấm cũng có thể dính vào niêm mạc miệng của trẻ gây viêm da. Để ngăn ngừa những ảnh hưởng này, thai phụ nên điều trị khỏi bệnh trước khi sinh.
Viêm phụ khoa khi mang thai do vi khuẩn Vaginosis
Vi khuẩn Vaginosis là loại vi khuẩn phổ biến nhất gây viêm âm đạo ở phụ nữ. Sự thay đổi hormone là điều kiện tuyệt vời cho vi khuẩn phát triển và gây bệnh.
Những biểu hiện của bệnh bao gồm: huyết trắng ra nhiều màu xám, mùi hôi tanh.
Viêm phụ khoa do nhóm vi khuẩn này gây ra đặc biệt nguy hiểm trong thời kỳ mang thai. Cụ thể thai phụ có thể gặp phải những nguy hiểm như nhiễm trùng hay vỡ ối, sảy thai, nguy cơ sinh non, trẻ nhẹ cân. Đối với thai phụ thì có nguy cơ bị viêm màng tử cung.
Viêm âm đạo khi mang thai do lậu cầu khuẩn
Nếu trong thời kỳ mang thai phụ nữ bị lây nhiễm vi khuẩn lậu cầu(vi khuẩn gây bệnh lậu) thì có nguy cơ rất cao mắc bệnh viêm âm đạo. Triệu chứng điển hình của bệnh tiểu rắt, tiểu ra mủ, khí hư có mùi hôi nồng, đau vùng bụng dưới.
Bệnh lậu ảnh hưởng rất lớn đến thai phụ và sự phát triển của thai nhi. Cụ thể là thai phụ dễ bị vỡ ối dẫn đến trẻ sinh non. Nguy cơ sinh non có thể lên tới 8%, trẻ sinh ra bị nhẹ cân hoặc suy dinh dưỡng. Khi sinh thường vi khuẩn còn dính vào mắt của trẻ gây viêm kết mạc, suy giảm thị lực và có thể dẫn đến mù lòa.
Viêm nhiễm phụ khoa khi mang thai có ảnh hưởng gì không?
Viêm nhiễm phụ khoa gây ra những phiền toái trong sinh hoạt và sức khỏe của phụ nữ. Khi mang thai, dù bệnh không lây sang cho thai nhi nhưng không tránh vẫn có nguy cơ bị ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Cụ thể như sau:
Đối với thai phụ:
Các bệnh viêm nhiễm phụ khoa khiến ảnh hưởng lớn đến tâm lý của thai phụ. Họ luôn lo lắng tình trạng này có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Mà tâm lý của người mẹ cũng có thể gián tiếp ảnh hưởng đến sự phát triển thậm chí tính cách của trẻ nhỏ sau này. Thời gian mang thai, chị em nên thư giãn tránh căng thẳng tâm lý kéo dài.
Một biến chứng nguy hiểm nữa ở thai phụ là nhiễm trùng màng ối ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Nếu vỡ ối, thai phụ có nguy cơ sinh non, việc này có thể đe dọa sức khỏe của cả mẹ và bé.
Đối với thai nhi
Các bệnh viêm nhiễm phụ khoa khiến thai nhi có nguy cơ sinh non, suy dinh dưỡng, nhẹ cân. Trẻ bị nhiễm nấm từ mẹ sẽ bị bệnh tưa miệng, trẻ bị nhiễm lậu cầu khuẩn có nguy cơ viêm kết mạc thậm chí bị mù.
Chính vì những tác hại khôn lường này, nếu bị viêm nhiễm phụ khoa trong thai kỳ, bạn nên đến gặp bác sĩ sớm nhất để được điều trị hợp lý.
Chữa viêm phụ khoa khi mang thai như thế nào?
Khi mang thai việc điều trị các bệnh lý cần hết sức cẩn trọng để hạn chế tối đa ảnh hưởng đến thai nhi. Vì vậy bạn không nên tự ý mua thuốc điều trị, mà nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám cụ thể.
Bác sĩ sẽ căn cứ tren tình trạng bệnh lý và mức độ ảnh hưởng đến thai nhi để quyết định phương án điều trị. Nếu phải điều trị bằng thuốc, bạn cũng không nên quá lo lắng vì bác sĩ sẽ sử dụng những loại thuốc hiệu quả và quan trọng là an toàn cho cả mẹ và bé.
Ngoài ra, chị em cũng nên áp dụng một số biện pháp dưới đây để hỗ trợ cho quá trình điều trị hiệu quả hơn:
• Ăn sữa chua lên men tự nhiên: trong sữa này có rất nhiều vi sinh, gia tăng lợi khuẩn cho cơ thể, nâng cao miễn dịch để chống lại các tác nhân gây bệnh.
• Ăn tỏi thường xuyên: tỏi có chứa chất kháng sinh tự nhiên cũng là một chất giúp tăng cường sức đề kháng.
• Sử dụng tinh dầu trà pha với nước để rửa vùng kín. Đây là loại tinh dầu có tính kháng khuẩn rất tốt. Tuy nhiên bạn chỉ nên dùng 1-2 giọt / 1 lần vì chúng có thể gây kích ứng cho vùng da âm đạo.
• Hạn chế hoặc kiêng quan hệ tình dục trong thời gian này.
• Không thụt rửa âm đạo, chỉ nên rửa sạch bằng nước sạch, nước muối loãng hoặc dung dịch vệ sinh dịu nhẹ.
• Không tự ý mua thuốc điều trị khi chưa có hướng dẫn của bác sĩ.
Cách phòng tránh viêm nhiễm phụ khoa khi mang thai
Để ngăn ngừa viêm nhiễm phụ khoa và những tác hại do bệnh gây ra, chị em hãy lưu ý một số điều sau:
• Kiểm tra sức khỏe tiền hôn nhân, đảm bảo không mắc viêm nhiễm phụ khoa trước khi mang thai.
• Trong thai kỳ giữ vệ sinh vùng kín thật tốt, vệ sinh và lau khô hàng ngày.
• Mặc đồ lót tốt, rộng rãi, thông thoáng
• Hạn chế ăn đồ ngọt làm tăng nguy cơ nhiễm nấm
• Ăn uống lành mạnh để tăng sức đề kháng: ăn nhiều rau xanh, uống đủ nước, sữa chua lên men tự nhiên, tỏi…
• Tránh sử dụng các dung dịch tẩy rửa mạnh.
• Tránh căng thẳng tâm lý, giữ tinh thần thoải mái, vui vẻ
• Khi bị bệnh nên kiêng quan hệ cho đến khi điều trị khỏi hẳn để tránh lây nhiễm chéo.
Trên đây là những bệnh viêm nhiễm phụ khoa khi mang thai và những ảnh hưởng của bệnh đến thai phụ và thai nhi. Với những dấu hiệu bạn Nguyễn L.P đã kể thì có khả năng là bạn đã bị viêm nhiễm phụ khoa, tuy nhiên chưa thể khẳng định là bệnh nào. Bạn nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa sẽ được các bác sĩ tư vấn phương án điều trị thích hợp nhất nhé.
Các tìm kiếm liên quan đến bệnh vùng kín khi mang thai
cách chữa viêm phụ khoa khi mang thai
thuốc trị ngứa vùng kín cho bà bầu
viem am dao khi mang thai co nen dat thuoc
cách chữa viêm phụ khoa cho bà bầu tại nhà
bà bầu bị viêm phụ khoa phải làm sao
bà bầu bị viêm phụ khoa có nên đặt thuốc
có bầu bị viêm phụ khoa phải làm sao
cách chữa nấm âm đao khi mang thai