[Tìm hiểu] Viêm bao quy đầu ở trẻ em cần phải làm sao?

Bệnh viêm bao quy đầu rất phổ biến ở nam giới trưởng thành nhưng cũng có thể gặp ở trẻ em. Nhiều cha mẹ khá lúng túng và lo lắng khi trẻ có biểu hiện sưng tấy ở vùng quy đầu và quấy khóc nhiều. Vậy bệnh viêm bao quy đầu ở trẻ em là gì? Bệnh có nguy hiểm không? Nguyên nhân và cách điều trị như thế nào?

Viêm bao quy đầu ở trẻ
Viêm bao quy đầu ở trẻ

Đây là câu hỏi chung của rất nhiều bố mẹ gửi đến cho bác sĩ Phạm Minh Dương của phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội. Dưới đây là phần giải đáp của bác sĩ. Mời bạn đọc quan tâm cùng theo dõi!

Viêm bao quy đầu ở trẻ là gì?

Viêm bao quy đầu ở trẻ em là tình trạng bao quy đầu của trẻ bị viêm nhiễm do bị vi khuẩn và tạp khuẩn xâm nhập. Bao quy đầu bị viêm sẽ sưng tấy, đau rát khiến trẻ khó chịu và hay quấy khóc. Không những thế bệnh có thể ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của bộ phận sinh dục.

Triệu chứng bệnh viêm bao quy đầu ở trẻ

Nhiều trẻ còn nhỏ có thể chưa nhận thức được sự thay đổi ở bao quy đầu mà chỉ quấy khóc khi khó chịu. Vì vậy, khi tắm cho trẻ hàng ngày, bố mẹ nên chú ý những thay đổi diễn ra ở bao quy đầu của trẻ. Dưới đây là những triệu chứng của bệnh viêm bao quy đầu ở trẻ:

• Bao quy đầu sưng tấy, nổi mụn đỏ

• Bao da bao quy đầu căng bóng

• Trẻ hay quấy khóc do bị đau bao quy đầu

• Khi đi tiểu, trẻ bị đau buốt dẫn đến quấy khóc nhiều

• Bên trong bao quy đầu và lỗ sáo có thể có chất dịch màu trắng

• Nước tiểu có màu vàng đục, khai nồng

• Có thể có rỉ máu ở bao quy đầu hoặc đi tiểu ra máu

• Vì bị đau khi đi tiểu khiến sợ việc đi tiểu và thường hay nhịn tiểu.

Viêm bao quy đầu ở trẻ có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của bộ phận sinh dục. Vì vậy bố mẹ nên chú ý phát hiện sớm để kịp thời điều trị.

Nguyên nhân gây viêm bao quy đầu ở trẻ em

Viêm bao quy đầu ở trẻ có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó chủ yếu là những nguyên nhân sau:

• Do vệ sinh không sạch sẽ: Trẻ nhỏ hay chơi đùa khiến mồ hôi ra nhiều, lại tiếp xúc với môi trường đất, cát, ao hồ, nước bẩn nên rất dễ bị nhiễm khuẩn. Trẻ thường chưa ý thức được việc giữ vệ sinh vùng kín nên bố mẹ không chú ý vệ sinh sạch sẽ cho trẻ hàng ngày thì rất dễ dẫn đến viêm nhiễm.

Xem thêm:

Viêm bao quy đầu ở trẻ

• Dài, hẹp bao quy đầu bẩm sinh: Tình trạng này khiến bựa sinh dục tích tụ nhiều, nước tiểu còn sót lại. Lâu ngày, tình trạng này sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển dẫn đế viêm nhiễm.

• Do bố mẹ chủ quan về tình trạng dài/ hẹp bao quy đầu mà không có biện pháp cải thiện khiến tình trạng này gây ra nhiều biến chứng.

Viêm bao quy đầu ở trẻ em có nguy hiểm không?

Bệnh viêm bao quy đầu ở trẻ trong giai đoạn đầu không quá nghiêm trọng nếu được điều trị kịp thời. Tuy nhiên càng để lâu, bệnh sẽ càng gây nhiều biến chứng. Dưới đây là những ảnh hưởng của bệnh viêm bao quy đầu đối với sức khỏe của trẻ:

• Gây nhiễm trùng: Viêm nhiễm từ bao quy đầu sẽ lây lan đến các bộ phận khác của cơ quan sinh dục như đường tiết niệu, tinh hoàn, ống dẫn tinh…Các bệnh lý này ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và tâm lý của trẻ.

• Trẻ bị đau dẫn đế khuấy khóc, chán ăn ảnh hưởng đến sức khỏe.

• Ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của dương vật.

• Biến chứng của các bệnh lý vùng sinh dục có thể ảnh hưởng đến sinh lý khi đến tuổi trưởng thành như: xuất tinh sớm, hẹp bao quy đầu, liệt dương, thậm chí là ung thư dương vật.

• Nguy cơ bị vô sinh khi đến tuổi trưởng thành: Viêm tinh hoàn, ống dẫn tinh làm giảm số lượng và chất lượng tinh trùng khiến trẻ phải đối mặt nguy cơ bị vô sinh.

Viêm bao quy đầu ở trẻ không chỉ gây ra tác hại trước mắt mà về lâu dài còn ảnh hưởng đến chức năng sinh lý của trẻ. Vì vậy, bố mẹ chú ý khi trẻ kêu đau hoặc có những biểu hiện bất thường ở bao quy đầu. Tránh trường hợp chủ quan gây ra những biến chứng không đáng có.

Cha mẹ nên làm gì khi trẻ bị viêm bao quy đầu?

Khi trẻ bị viêm bao quy đầu, dưới đây là việc cha mẹ cần làm để tránh những ảnh hưởng nguy hiểm do bệnh gây ra:

• Khi tắm cho trẻ, bố mẹ nên lộn bao quy đầu ra và rửa sạch sẽ bên trong. Các chất bẩn, nước tiểu, bựa sinh dục đọng ở nếp gấp bao quy đầu cần được loại bỏ sạch sẽ.

• Khi trẻ có biểu hiện ngứa rát, sưng tấy ở bao quy đầu thì nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám kịp thời.

Điều trị viêm bao quy đầu ở trẻ em như thế nào?

Viêm bao quy đầu ở trẻ nên được điều trị càng sớm càng tốt để tránh những biến chứng sau này. Ngay khi có dấu hiệu của bệnh, bố mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế có bác sĩ chuyên khoa để thăm khám.

Nếu trẻ hay sờ vào vùng dương vật và kêu đau, đau và khóc khi đi tiểu hoặc vùng quy đầu sưng tấy thì bố mẹ đi khám ngay. Càng để lâu, bệnh sẽ càng ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày và sức khỏe của trẻ.

Bác sĩ sẽ thăm khám, tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra phương án điều trị thích hợp. Các phương pháp điều trị viêm bao quy đầu ở trẻ hiện nay chủ yếu bao gồm:

Điều trị viêm bao quy đầu ở trẻ bằng thuốc

Điều trị viêm bao quy đầu bằng thuốc được áp dụng khi tác nhân gây bệnh là vi khuẩn, tạp khuẩn… Các loại thuốc được sử dụng là thuốc kháng sinh đặc trị có thể ở dạng uống hoặc bôi. Thuốc có tác dụng tiêu diệt các tác nhân gây bệnh và giảm thiểu triệu chứng khó chịu cho trẻ.

Loại thuốc và thời gian điều trị tùy thuộc vào từng trẻ. Bố mẹ không nên tự ý mua thuốc về điều trị. Điều trị không đúng tác nhân có thể khiến bệnh nặng hơn, ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

Điều trị viêm bao quy đầu ở trẻ bằng biện pháp cắt bao quy đầu

Với những trẻ dưới 4 tuổi thường bị hẹn bao quy đầu sinh lý dẫn đến bệnh viêm bao quy đầu. Tuy nhiên ở độ tuổi không nên thực hiện cắt bao quy đầu mà thực hiện phương pháp nong bao quy đầu. Nong bao quy đầu là biện pháp cải thiện tình trạng hẹp bao quy đầu ở trẻ một cách tự nhiên. Khi thực hiện, bố mẹ có thể dùng thuốc bôi hoặc không. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện nong bao quy đầu cho trẻ.

Còn với những trẻ trên 8 tuổi, việc tự nong bao quy đầu có thể không đem lại kết quả như mong muốn dù có dùng thuốc. Nếu trẻ thường xuyên bị viêm bao quy đầu, hay có hiện tượng bao quy đầu căng phồng thì đây có thể là do bệnh lý bao quy đầu. Lúc này, bố mẹ nên cân nhắn phương pháp cắt bao quy đầu cho trẻ. Với những trường hợp bao quy đầu bị chít hẹp bao xơ thì sẽ được chỉ định cắt bao quy đầu. Trước khi cắt, bác sĩ sẽ điều trị khỏi viêm nhiễm để ngăn ngừa khả năng nhiễm trùng.

Lưu ý khi điều trị viêm bao quy đầu ở trẻ

Khi điều trị viêm bao quy đầu cho trẻ, bên cạnh việc điều trị bằng các biện pháp y khoa, các bố mẹ cũng rất cần lưu ý chăm sóc và vệ sinh tại nhà. Khi vệ sinh bao quy đầu cho trẻ, bố mẹ cần lưu ý một số điều sau:

• Vệ sinh bao quy đầu sạch sẽ mỗi ngày bằng nước muối sinh lý, vệ sinh sạch các nếp gấp và phía trong bao quy đầu cho trẻ. Không cần thiết phải dùng tăm bông hay xối mạnh nước có thể gây tổn thương cho bao quy đầu của trẻ hoặc đẩy vi khuẩn vào sâu hơn, chỉ cần rửa sạch sẽ bên ngoài là đủ.

• Các bố mẹ không nên cố gắng tuột bao quy đầu ở trẻ khi trẻ còn quá nhỏ hoặc khi chưa điều trị khỏi viêm nhiễm. Tất cả các biện pháp nong bao quy đầu tại nhà phải có sự hướng dẫn của bác sĩ.

• Thay quần lót sạch sẽ hàng ngày cho trẻ, mặc trang phục rộng rãi, thoáng mát. Khi trẻ chơi đùa ra mồ hôi nhiều, bố mẹ nên chú ý thay quần áo cho trẻ vì quần áo đẫm mồ hôi là điều kiện rất lý tưởng để vi khuẩn, nấm phát triển.

• Vệ sinh bao quy đầu cho trẻ theo cách sau: Nhẹ nhàng kéo bao quy đầu ra khỏi đầu dương vật rồi rửa sạch bên trong, sau đó kéo bao quy đầu trở lại dương vật.

Trên đây là phần giải đáp của bác sĩ Phạm Minh Dương về bệnh viêm bao quy đầu ở trẻ em. Hy vọng những thông tin này đã giúp các bố mẹ hiểu rõ hơn về bệnh lý này ở trẻ và có biện pháp phát hiện cũng như điều trị kịp thời cho trẻ.